Tất tần tật về công việc của người giám sát thi công công trình

4.2/5 - (5 bình chọn)

Công việc của người giám sát thi công công trình làm những công việc gì? Có mức lương bao nhiêu? Nhiệm vụ của người giám sát thi công là gì? 

Trong ngành xây dựng, giám sát thi công là một công việc hấp dẫn, năng động và có mức thu nhập cao. Vậy giám sát thi công làm những công việc gì? Cùng tìm hiểu chi tiết về công việc của người giám sát công trình qua bài viết dưới đây.

Cong viec cua nguoi thi cong giam sat cong trinh

Nên chọn tấm lợp lấy sáng mica hay tấm lợp poly tốt hơn?

1. Giám sát thi công là gì?

Giám sát thi công chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm soát toàn bộ quá trình thi công của dự án, thường là công trình xây dựng, công trình lắp đặt nội thất, lắp đặt hệ thống điện nước,… từ lúc bắt đầu cho tới lúc kết thúc quá trình nghiệm thu. Họ là những người giám sát dự án đúng theo bản thiết kế, đảm bảo mọi công trình đều đáp ứng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, đúng thời tiến độ dự kiến.

2. Phân loại công việc của người giám sát thi công theo từng lĩnh vực

2.1. Giám sát thi công xây dựng

Giám sát xây dựng có nhiệm vụ chính là giám sát các nhà thầu thi công trong suốt quá trình thực hiện dự án xây dựng. Từ bản vẽ thiết kế của các kỹ sư xây dựng, kết cấu, họ sẽ là người bóc tách vật tư của từng hạng mục. Sau đó, lập quy trình thi công, kế hoạch vật tư, máy móc thiết bị và công nhân, giám sát thi công từng hạng mục.

Giám sát xây dựng cũng chính là người tổ chức nghiệm thu và phê duyệt dự án. Ngoài ra, giám sát xây dựng cần thường xuyên báo cáo cho chỉ huy trưởng dự án để đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng công trình. Mặc khác, giám sát xây dựng có trách nhiệm điều phối và đảm bảo dự án được hoàn thiện đúng tiến độ với chất lượng cao nhất.

2.2. Giám sát thi công nội thất

Giám sát thi công nội thất là người giám sát việc lắp đặt nội thất cho công trình từ giai đoạn thiết kế cho tới khi nghiệm thu. Công việc cụ thể của người giám sát nội thất như sau:

  • Gặp mặt và thảo luận với khách hàng về mục tiêu và ngân sách cho dự án nội thất
  • Xây dựng phương án thiết kế nội thất và bản vẽ chi tiết dựa trên nhu cầu của khách hàng
  • Khảo sát và tiến hành đo đạc, lên kế hoạch thi công dựa trên bản vẽ chi tiết
  • Tìm kiếm nhà thầu phụ hợp với dự án
  • Thống nhất phương án thi công của công nhân, chất lượng nguyên vật liệu, đảm bảo chất lượng dự án theo quy định chuẩn chất lượng
  • Báo cáo tiến độ dự án cho tổng quản lý dự án, giám đốc hay khách hàng theo định kỳ
  • Lập biên bản nghiệm thu dự án và bàn giao công trình cho khách hàng

2.3. Giám sát thi công cơ điện (M&E – Mechanical and Electrical) là gì?

Giám sát thi công cơ điện là người giám sát thi công công trình cơ điện của một dự án, gồm 4 hạng mục chính như sau:

  • Thứ nhất, điện (Electrical) với các hệ thống điện nặng, điện nhẹ, điện chiếu sáng
  • Thứ hai, cấp thoát nước và thiết bị vệ sinh (P&S – Plumbing and Sanitary)
  • Thứ ba, hệ thống thông gió và điều hòa không khí (Heating Ventilation Air Conditioning – HVAC)
  • Thứ tư, hệ thống báo cháy và chữa cháy (Fire alarm and Fire fighting)

Ngoài ra, còn có một số hệ thống chống sét, thang máy, hệ thống quản lý tòa nhà thông minh BMS, hệ thống gas trung tâm,… Công việc của giám sát cơ điện sẽ bao gồm các hạng mục như sau:

  • Thực hiện công việc bóc tách khối lượng, từ đó lập báo cáo chi tiết cho dự án theo từng hạng mục
  • Lập kế hoạch, tiến độ và thực hiện dự án dựa trên bản vẽ thi công
  • Liên hệ với nhà thầu phụ, đối tác thi công, lập hợp đồng, giám sát và theo dõi đối tác thực hiện dự án đúng như yêu cầu của bản vẽ
  • Nghiệm thu hạng mục, đảm bảo thực hiện đúng quy chuẩn kỹ thuật đã đề ra

Cong viec cua nguoi thi cong giam sat cong trinh

Mua tấm nhựa lấy sáng giá rẻ ở đâu tốt nhất? Có mấy loại?

3. Cẩm nang giám sát thi công

  • Tư vấn giám sát cần đòi hỏi kỹ sư về trách nhiệm cũng như kiến thức chuyên ngành vững chắc, tính chất công việc đòi hỏi sự trung thực, khách quan trong quá trình khảo sát thực địa để đưa ra những đánh giá về kỹ thuật hồ sơ, thẩm tra và dự toán công trình xây dựng.
  • Xây dựng kế hoạch, đối chiếu thực địa. Kỹ sư được điều xuống công trình phụ trách cần theo dõi quá trình và giám sát theo đúng như căn cứ cũng như theo bản vẽ thiết kế được chỉnh sửa.
  • Đánh giá hồ sơ thiết kế thi công rất quan trọng, ảnh hưởng tới thi công từng hạng mục trong công trình để đảm bảo mọi hoạt động được thực hiện đúng theo quy trình xây dựng.

4. Nhiệm vụ cơ bản của cán bộ kỹ thuật thi công là gì?

Nhiệm vụ cơ bản của cán bộ kỹ thuật thi công còn tùy vào từng quy mô công trình. Về cơ bản, họ cần phải tập trung, quan tâm, thực hiện dự án công trình, đảm bảo đúng tiến độ đã đề ra và chất lượng hoàn thành từng hạng mục nghiệm thu trong ngân sách. Trách nhiệm của cán bộ kỹ thuật thi công như sau:

  • Thực hiện và nắm vững bản vẽ theo đúng thi công cũng như những biện pháp thi công theo đúng như kế hoạch được phê duyệt tại công trình. Nắm bắt tình hình tiến độ, khối lượng từng hạng mục theo đúng những quy định tiêu chuẩn thi công.
  • Triển khai thi công và giám sát công trình theo bản vẽ thiết kế và bản vẽ biện pháp thi công được duyệt.
  • Tổ chức thực hiện công tác nhiệm vụ nội bộ và tư vấn giám sát.
  • Triển khai, tiến hành theo dõi tiến độ thi công theo quy định dựa trên tổng tiến độ được phê duyệt.
  • Quản lý nhóm thi công theo sự phân công và phê duyệt của ban chỉ huy công trình.
  • Họp các tổ trưởng thi công trực tiếp chỉnh sửa hoặc điều chỉnh công việc để đạt tiến độ và đảm bảo chất lượng khi cần.
  • Làm khối lượng thanh toán theo đội, theo tháng đúng với yêu cầu của ban chỉ huy. Đối chiếu lượng công việc theo đội hoặc cá nhân để đánh giá, nhận xét và thanh toán. 

Cong viec cua nguoi thi cong giam sat cong trinh

Cách tính chi phí xây dựng 1 homestay mới nhất hiện nay

5. Những yêu cầu công việc của người giám sát thi công

Để có thể trở thành giám sát thi công, trước tiên ứng viên cần được cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát tương ứng với lĩnh vực xây dựng, nội thất hay hệ thống điện nước,… tham gia lớp bồi dưỡng giám sát dành cho người chuyên nghiệp, nắm chắc về hệ thống quy trình giám sát thi công xây dựng tiêu chuẩn.

Ngoài bằng cấp ra thì ứng viên còn cần có ít nhất từ 5 – 7 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tại các vị trí thiết kế công trình, kỹ sư khảo sát hiện trường hay kỹ sư thi công,… thành thạo và đọc hiểu được bản vẽ thiết kế, sử dụng được các phần mềm kỹ thuật chuyên nghiệp như AutoCAD và có khả năng điều hành đội nhóm, quản lý dự án.

6. Nhu cầu tuyển dụng vị trí giám sát thi công hiện nay

Ngày nay, nhu cầu xây dựng, lắp đặt hệ thống điện nước, lắp đặt nội thất luôn tăng cao. Vì vậy, công việc giám sát thi công đều có thể dễ dàng tìm thấy trên các kênh tuyển dụng lớn. 

Thu nhập của vị trí này khá hấp dẫn, tương ứng với kinh nghiệm bạn tích lũy được và đặc thù của công việc hay đi công tác, đi hiện trường nên sẽ có mức lương dao động từ 20 – 40 triệu đồng/tháng. Một số ứng viên nhiều năm kinh nghiệm có thể lên đến 50 – 60 triệu/ đồng.

Mong rằng, thông qua việc tìm hiểu chi tiết của người giám sát thi công cũng như phân biệt giữa công việc thi công xây dựng, thi công nội thất và thi công hệ thống điện nước vừa rồi, bạn đã có thêm kiến thức về vị trí công việc này.

Thông Tin Liên Hệ

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Showroom: 2961 Quốc Lộ 1A Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, TPHCM

Kho hàng: Ngã tư Bà Điểm – Huyện Hóc Môn – TPHCM

Nhà máy: Hà Nội

Điện thoại: 096 757 7891 (Ms. Linh) – 0966 337 891 (Ms.Tư)

Email: linh.nguyen@minhphatpc.vn

Website: https://minhphatpc.vn

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0966.337.891