Cách tính chi phí xây dựng một homestay mới nhất hiện nay

4.2/5 - (5 bình chọn)

Chi phí xây dựng một homestay là bao nhiêu? Cần ước tính những loại chi phí nào? 

Tại Việt Nam có rất nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Chính vì vậy, homestay ngày càng mọc lên nhiều để đáp ứng nhu cầu cho khách lưu trú. Đó là lý do khiến mô hình ngày càng phát triển. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp chi tiết những khoản chi phí khi thiết kế, xây dựng homestay.

Cach tinh chi phi xay dung homestay

Top 5 loại tấm lợp lấy sáng cách nhiệt tốt nhất 2024

1. Chi phí tối thiểu để xây dựng một homestay

Để xây dựng homestay, đầu tiên bạn cần xin giấy phép xây dựng homestay. Lệ phí xin giấy phép xây dựng đối với homestay là 100.000 VNĐ/giấy phép. Trường hợp nếu bạn không am hiểu về các thủ tục này thì có thể đi thuê các văn phòng luật và trả phí cho họ.

Đối với các địa chỉ du lịch nổi tiếng như Đà Lạt, Sài Gòn, Hà Nội thì mức chi phí tối thiểu bạn cần bỏ ra sẽ rơi vào 2 – 4 tỷ VNĐ, còn những khu vực khác có thể dao động từ 500 triệu – 1 tỷ đồng để xây dựng mới hoàn toàn một homestay.

2. Tổng hợp các chi phí xây dựng một homestay

2.1. Chi phí mua đất hay thuê mặt bằng kinh doanh homestay 

Để triển khai, xây dựng homestay điều quan trọng nhất là mặt bằng. Việc thuê hay mua đất còn phụ thuộc vào nguồn vốn mà bạn đang có. Hiện nay, giá đất khá cao và chênh lệch nhiều trong khu vực, đặc biệt là những khu vực du lịch nổi tiếng. Vậy nên, bạn cần tìm hiểu và tham khảo giá thật kỹ để mua, thuê được những mảnh đất phù hợp với giá cả phải chăng.

2.2. Chi phí thiết kế homestay

Tính thẩm mỹ là một trong những điều kiện quan trọng quyết định homestay có thu hút được khách du lịch hay không. Một homestay đẹp từ tổng thể đến chi tiết, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì sẽ được nhiều khách hàng biết đến. Bạn có thể thuê kiến trúc sư để họ tư vấn và thiết kế cho bạn. 

2.3. Chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí thuê nhà thầu và nhân công

Công đoạn thi công xây dựng sẽ chiếm một phần lớn ngân sách của bạn. Bạn có thể thuê trọn gói với đơn vị thiết kế đã hợp tác hoặc tìm một đội ngũ thi công riêng, uy tín.

Chi phí cho nguyên liệu cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào chất lượng của nguyên vật liệu. Tuy nhiên, để có thể sử dụng lâu dài bạn nên chọn những nguyên liệu tốt cho homestay của mình.

2.4. Chi phí điện, nước trong quá trình xây dựng homestay

Cach tinh chi phi xay dung homestay

Bảng giá tôn lấy sáng ưu đãi mới nhất 2024 – Minh Phát

Trong quá trình xây dựng cần nhiều điện và nước, đây cũng là một khoản chi phí cần liệt kê vào chi phí xây dựng homestay của bạn.

2.5. Chi phí mua sắm nội thất cho homestay

Để hoàn thiện homestay thu hút khách hàng bạn cần mua sắm và trang trí các đồ dùng nội thất cho hợp lý, bắt mắt. Tùy theo phong cách thiết kế ngay từ đầu bạn nên chọn mua đồ nội thất sao cho tương đồng về kiểu dáng, màu sắc và chất liệu.

2.6. Chi phí thiết kế ngoại thất khi xây homestay

Trang trí ngoại thất mang lại không gian hài hòa, thư giãn cho homestay của bạn. Thông thường một không gian đẹp có nhiều cây xanh, nhiều loại hoa và các chi tiết khác như bể cá, xích đu, bàn ghế ngắm cảnh. Tuy nhiên, tùy thuộc theo phong cách thiết kế mà bạn nên chọn những đồ dùng trang trí phù hợp với homestay của mình.

2.7. Các chi phí phát sinh khác trong quá trình xây dựng homestay

Trong quá trình xây dựng sẽ phát sinh thêm một vài chi phí khác. Vì vậy, bạn nên có thêm một khoản dự phòng cho những chi phí phát sinh bất ngờ.

3. Ước tính 5 loại chi phí đầu tư homestay

3.1. Chi phí mua nhà

Nếu quyết định mua nhà để kinh doanh homestay thì chi phí bỏ ra ban đầu là rất lớn. Tại những thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, Đà Lạt,.. bạn phải bỏ ra số tiền từ 3 – 5 tỷ để sở hữu một căn nhà, thậm chí con số này sẽ lớn hơn nếu những mua nhà ở gần khu vực trung tập thành phố.

Tuy nhiên, khi mua nhà bạn sẽ được thoải mái hơn trong việc thiết kế, trang trí, quản lý,.. theo ý muốn của mình. Ngoài ra, nếu không kinh doanh homestay nữa thì bạn vẫn có thể sử dụng ngôi nhà vào mục đích khách để đầu tư sinh lời.

3.2. Chi phí thuê nhà

Nếu không có đủ tài chính mua nhà thì bạn có thể chuyển hướng sang thuê nhà. Hiện nay, thị trường cho thuê nhà rất đa dạng, có thể thuê từng phòng riêng hoặc nguyên căn. Do đó, tùy vào hình thức kinh doanh mà bạn có thể lựa chọn cách thuê hợp lý.

Giá thuê trung bình sẽ dao động từ 8 – 12 triệu đồng/tháng với diện tích 80 – 100m2. Nếu thuê căn hộ chung cư, sẽ phát sinh thêm chi phí quản lý từ 10 – 13 nghìn đồng/m2. Suy ra, tiền thuê nhà 1 tháng sẽ rơi vào khoảng 800 – 1.5 triệu đồng.

3.3. Chi phí thiết kế ngoại thất và nội thất cho homestay

Phong cách thiết kế ngoại, nội thất là yếu tố hàng đầu khi khách hàng đưa ra quyết định thuê homestay. Do đó, tùy theo đối tượng khách hàng bạn hướng đến mà lựa chọn phong cách thiết kế như phong cách vintage, bohemian, minimalist,…

  • Giá thành thiết kế nội thất: 250 – 300 VNĐ/m2
  • Giá thành thiết kế ngoại thất: 150 – 220 VNĐ/m2

3.4. Chi phí vật dụng nội thất

Vật dụng, trang thiết bị cũng tốn một phần không nhỏ trong nguồn vốn kinh doanh của bạn. Nếu bạn chọn phong cách retro, vintage thì bạn có thể tái sử dụng hoặc tận dụng những vật liệu xưa cũ.

Ngoài ra, chi phí sắm sửa các vật dụng thiết yếu như giường ngủ, tủ quần áo, bàn trà, sofa,… cho homestay dao động từ 30 – 40 triệu đồng. 

3.5. Chi phí chụp ảnh, marketing cho homestay

Sau khi đã thiết kế và chuẩn bị đầy đủ nội ngoại thất cho homestay, việc tiếp theo bạn cần làm là quảng cáo cho homestay trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram,… khoảng chi phí nào giao động từ 3 – 5 triệu/ tháng.

4. Ước tính 4 loại chi phí vận hành homestay

4.1. Chi phí nhân sự

Nếu chủ đầu tư không đủ điều kiện hay thời gian quản lý homestay, có thể thuê nhân sự hoặc sử dụng các phần mềm hỗ trợ. Đây sẽ là người giúp bạn quản lý các việc như tiếp nhận khách, sắp xếp lịch đặt phòng,… Chi phí thuê nhân sự sẽ dao động từ 6 – 9 triệu/người/tháng.

4.2. Chi phí điện nước

Chi phí điện nước sẽ khoảng trên 3 triệu/tháng. Khi kinh doanh homestay, bạn nên đăng ký theo giá điện nước kinh doanh thì sẽ phù hợp và tiết kiệm hơn.

4.3. Chi phí hỗ trợ công an phường và bảo vệ an ninh khu vực

Khi kinh doanh homestay hay khách sạn bạn cần có một khoản chi phí hỗ trợ công an phường, an ninh khu vực mang lại sự an toàn cho homestay cũng như khách hàng, nhất là khách du lịch nước ngoài khi đi du lịch.

4.4. Một số các loại chi phí phát sinh khác

Ngoài ra, bạn nên dự trù một khoản chi phí từ 1 – 2 triệu/tháng dành cho những chi phí phát sinh, sửa chữa vật dụng hư hỏng,…

Như vậy, với việc thuê nhà để kinh doanh homestay, ngân sách ban đầu bạn bạn cần bỏ ra khoảng 200 triệu. Sau khi đã trừ hết các loại chi phí, bạn sẽ thu về một khoản lợi nhuận khoảng 7 – 8 triệu/tháng. 

Cach tinh chi phi xay dung homestay

Chi phí chung trong xây dựng là gì, được xác định như thế nào?

5. Các cách tối ưu chi phí làm homestay

Nếu không đủ kinh phí để xây nhà mới thì bạn nên thuê nhà có sẵn để kinh doanh homestay. Khi ký hợp đồng thuê nhà bạn nên thỏa thuận ký dài hạn từ 3 – 5 năm, các điều khoản hợp đồng nên rõ ràng tránh mâu thuẫn về sau.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng nhà lắp ghép làm homestay để tiết kiệm chi phí xây kinh doanh. Khi đó, bạn sẽ không phải mất phí thiết kế, phí nhân công hay nguyên vật liệu. Chi phí này sẽ thay đổi phù thuộc vào kiểu nhà lắp ghép, thiết kế nhưng chỉ khoảng 100 – 200 triệu đồng. Đặc biệt, với nhà lắp ghép AMD bạn còn được miễn phí lắp đặt và vận chuyển.

Bên cạnh đó, hãy tự thiết kế, lắp đặt nội thất và ngoại thất cho homestay, tận dụng những đồ vật tái chế để trang trí. Hiện nay, có nhiều homestay được tái chế từ những chậu cây nhỏ xinh bằng chai nhựa, bàn ghế được tái chế bằng lốp xe,… Điều này không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí mà còn mang đến sự độc đáo cho homestay.

Bài viết trên đây đã tổng hợp chi phí xây dựng một homestay mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có định hướng cho mình khi muốn kinh doanh xây dựng homestay.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Showroom: 2961 Quốc Lộ 1A Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, TPHCM

Kho hàng: Ngã tư Bà Điểm – Huyện Hóc Môn – TPHCM

Nhà máy: Hà Nội

Điện thoại: 096 757 7891 (Ms. Linh) – 0966 337 891 (Ms.Tư)

Email: linh.nguyen@minhphatpc.vn

Website: https://minhphatpc.vn

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0966.337.891