Mục lục
Lễ cất nóc hay lễ cúng đổ mái là một trong những nghi lễ quan trọng khi thi công các công trình nhà ở. Vậy ý nghĩa của lễ cúng đổ mái nhà là gì? Thủ tục cúng đổ mái cần chuẩn bị những đồ lễ và bài cúng đổ mái nhà như thế nào? Hãy cùng Minh Phát giải đáp qua bài viết sau đây.
Lễ cúng đổ mái nhà trở thành nghi lễ truyền thống của người dân Việt
I. Ý nghĩa của lễ cúng đổ mái nhà
Lễ cúng đổ mái nhà là nghi lễ cần thiết và quan trọng được chủ đầu tư, chủ nhà quan tâm nhằm bày tỏ lòng thành với thần linh, cầu mong mọi điều được thuận lợi, suôn sẻ, bình an và may mắn trong quá trình xây dựng.
Lễ cúng đổ mái nhà cầu mong mọi điều thuận lợi, suôn sẻ
Xem thêm:
Mặt cắt trần thạch cao giật cấp có cấu tạo như thế nào?
Những màu sơn nhà đẹp bên ngoài nhà ống chuẩn xu hướng 2024
II. Lựa chọn ngày giờ đẹp để làm lễ cúng đổ mái nhà
Việc xem ngày giờ để đổ mái nhà là điều rất cần thiết vì theo quan niệm tâm linh của người Việt, trước khi tiến hành cất nóc nhà cần phải xem ngày giờ đẹp để mọi việc của gia chủ được may mắn, thuận lợi. Bạn nên tránh chọn những ngày hắc đạo, bách kỵ, khắc mệnh, khắc tuổi với gia chủ. Nếu gia chủ không xem giờ tốt đổ mái nhà mà chọn phải giờ xấu thì có thể gặp nhiều điều không tốt. Nếu bạn không có kinh nghiệm trong việc xem ngày giờ thì có thể nhờ thầy phong thủy chọn ngày tốt để đổ mái nhà.
Trong trường hợp không xem được ngày giờ hợp với tuổi gia chủ, bạn có thể mượn tuổi người để làm lễ đổ mái. Bạn chỉ cần làm giấy tờ bán nhà tượng trưng và nhận 99.000 đồng của gia chủ, lúc người được mượn tuổi dâng hương và khấn lễ, gia chủ hãy lánh mặt.
Gia chủ không nên đổ trần hay cất nóc nhà vào tháng 7 âm lịch để tránh những điều xui rủi. Nếu bắt buộc phải làm vào tháng ngày, bạn nên xem ngày giờ thật kỹ càng và tham khảo ý kiến từ các chuyên gia phong thủy.
Ngoài ra, khi đổ mái mà trời mưa thì đây chính là điềm lành, theo quan niệm tâm linh, mưa là có lộc, vì vậy, gia chủ không cần phải quá lo lắng.
Chọn ngày giờ lành chính là yếu tố đầu tiên cần chú trọng trước khi hành lễ cúng đổ mái nhà
II. Lễ cúng cất nóc nhà cần chuẩn bị những gì?
Bên cạnh việc chọn ngày đẹp đổ mái và bài văn khấn lễ, gia chủ cần chuẩn bị lễ vật cúng gác đòn, đây là bước không thể thiếu và rất quan trọng. Mâm lễ cúng đổ mái nhà cần có những món sau:
- Một bát nước, một bát gạo
- Năm lễ tiền vàng, một bộ đinh vàng hoa
- Chín bông hồng đỏ và năm quả tròn
- Một đĩa muối, một con gà, một đĩa bánh chưng/xôi
- Bao thuốc, lạng chè, nửa lít rượu trắng
- Một bộ quần áo Quan Thần Linh, kiếm trắng, hia, mũ tất cả đồ đỏ
- Năm lá cau, năm quả trầu, năm cái oản đỏ
Mâm lễ vật tùy tươm tất và chỉnh chu, tùy theo từng vùng miền mà có thể bổ sung thêm những món khác
IV. Văn khấn lễ đổ mái nhà
Sau khi chuẩn bị đầy đủ lễ cúng đổ mái nhà, tiếp theo gia chủ sẽ đọc bài văn khấn lễ. Hiện nay có nhiều phiên bản bài khấn lễ khác nhau nhưng nội dung cũng tương tự như gia hộ độ trì cho gia chủ công việc hanh thông, kính cáo các chư vị linh thần cho phép được cất nóc làm nhà,…Gia chủ có thể tìm hiểu và chọn lọc nội dung phù hợp khi tiến hành nghi lễ đổ mái.
Nếu bài cúng lễ quá dài, không thể nhớ ngay lập tức, bạn có thể viết hoặc in ra giấy rồi đọc. Lưu ý, trước khi đọc văn khấn lễ, gia chủ cần tắm gội sạch sẽ, quần áo gọn gàng, chỉnh tề và thành tâm kính lễ.
Khi đọc văn, không nên đọc to thành tiếng mà chỉ nên đọc thầm thì vừa đủ cho chính mình nghe, tốc độ vừa phải, không nên quá chậm hoặc quá nhanh.
Trong trường hợp gia chủ mượn tuổi làm lễ thì việc đọc văn khấn sẽ được chuyển cho người được mượn tuổi thực hiện. Lúc này phần tên tín chủ trong bài văn cúng lễ đổ mái sẽ là tên người được mượn tuổi.
Chuẩn bị kỹ lưỡng bài văn khấn cúng lễ đổ mái nhà
Lễ đổ mái là nghi lễ truyền thống và quan trọng khi bạn bắt đầu xây dựng một công trình nào đó. Hy vọng những thông tin Minh Phát mang đến qua bài viết trên sẽ giúp bạn biết được ý nghĩa và thủ tục của nghi lễ này để chuẩn bị thật tốt và thực hiện một cách suôn sẻ, vạn sự hanh thông.
Xem thêm:
Giá tấm lợp nhựa trong suốt Polycarbonate: ưu điểm, ứng dụng và giá
Mua tấm lợp giá rẻ ở đâu tốt nhất? Có mấy loại?