Kiến trúc bền vững là gì? Vai trò của kiến trúc bền vững năm 2024

3.7/5 - (3 bình chọn)

Kiến trúc bền vững là xu hướng thiết kế công trình được nhiều người ủng hộ sử dụng trên thế giới và ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Vì sao xu hướng kiến trúc này được nhiều người hưởng ứng như vậy? Minh Phát sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này ngay trong bài viết sau đây!

Kiến trúc bền vững là gì?

Kiến trúc bền vững còn được gọi là kiến trúc sinh thái, kiến trúc xanh, kiến trúc môi trường,…Vì mục đích chính của thiết kế này là xây dựng nên các tòa nhà giảm thiểu tối đa tác động của con người đến môi trường tự nhiên.

kiến trúc bền vững
Công trình xây dựng theo kiến trúc bền vững

Kiến trúc bền vững sẽ tiếp cận thân thiện với môi trường tự nhiên trên nhiều phương diện từ lúc lập kế hoạch đến khi xây dựng. Việc lựa chọn vật liệu xây dựng, lắp đặt hệ thống ống nước, lắp đặt hệ thống thông gió,… cũng được nghiên cứu kỹ lưỡng sao cho thân thiện với môi trường.

Ngoài ra, kiến trúc bền vững còn hướng đến mục tiêu tạo hoạt động bền vững cho tòa nhà. Mặt khác, tòa nhà sử dụng xu hướng kiến trúc này vẫn phải đảm bảo thẩm mỹ. Đồng thời hệ thống kỹ thuật, trang thiết bị trong công trình cũng phải đáp ứng nhu cầu sử dụng lâu dài.

Vai trò quan trọng của kiến trúc bền vững

Ở thời điểm hiện tại, thế giới đang đứng trước 5 cuộc khủng hoảng lớn là lương thực, dân số, năng lượng, tài nguyên và sinh thái. Đặc biệt, việc lạm dụng tài nguyên đã khiến cho môi trường ngày càng xuống cấp, suy thoái, đe dọa đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con người.

Trong số các tác nhân gây hại đến môi trường, thì ô nhiễm từ các tòa nhà và công trình xây dựng chiếm tỷ lệ khá lớn, cụ thể:

  • Theo thống kê của Hoa Kỳ năm 2012, quá trình chế tạo các vật liệu xây dựng và quá trình xây dựng đã tiêu thụ:
    • 47,6% trong tổng năng lượng tiêu thụ của cả Hoa Kỳ.
    • Thải ra 44,6% chiếm khí CO2 trong tổng số khí thải của Hoa Kỳ.
  • Thống kê năm 2017 của Liên Hợp Quốc, những tòa nhà đang hoạt động và công trình xây dựng đã chiếm đến”
    •  35% mức sử dụng năng lượng của thế giới.
    • Tạo ra gần 40% khí thải CO2 liên quan đến năng lượng của thế giới.

Kiến trúc bền vững ra đời nhằm mục đích hạn chế tối đa những thiệt hại về sức khỏe và môi trường. Vì thiết kế này sẽ sử dụng ít năng lượng và sử dụng ít nước hơn trong thời gian dài. Đồng thời, vật liệu xây dựng dùng cho kiến trúc bền vững cũng là loại ít độc hại nhất.

kiến trúc bền vững
Kiến trúc bền vững sử dụng ít năng lượng cho việc chiếu sáng

Các nguyên tắc để lựa chọn vật liệu bền vững

Lựa chọn vật liệu bền vững cần tuân theo những nguyên tắc sau đây để đảm bảo thực hiện đúng mục đích của thiết kế:

  • Nguyên liệu tiết kiệm năng lượng: Đảm bảo việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiệu quả.
  • Vật liệu phải có độ bền cao để sử dụng lâu dài: Giúp con người có thể sử dụng lâu dài, tiết kiệm chi phí sửa chữa, thay mới. Ngoài ra, vật liệu cần có khả năng tái chế để giảm thiểu lượng khí CO2 thải ra môi trường.
  • Vật liệu đáp ứng kiến trúc linh hoạt: Trong thời gian sử dụng, kiến trúc có thể phải thay đổi công phù hợp với yêu cầu sử dụng từ cộng đồng. Vì thế, vật liệu cũng cần có tính linh hoạt để lắp đặt và sử dụng.
  • Vật liệu an toàn cho con người, thân thiện với môi trường: Vật liệu sử dụng cần đảm bảo không gây độc hại với con người, môi trường cả khi sản xuất và sử dụng.
  • Vật liệu cần có trọng lượng nhẹ: Giúp thuận lợi trong công tác di chuyển và lắp đặt.
  • Vật liệu phải xóa bỏ ngăn cách nội, ngoại thất: Kiến trúc bền vững sẽ giúp con người gần gũi, hòa mình vào thiên nhiên. Để thực hiện được tiêu chí này, thì vật liệu xây dựng cần xóa bỏ ranh giới giữa nội, ngoại thất, chẳng hạn như xóa bỏ ranh giới giữa sàn và mái hiên. Vì thế các vật liệu trong suốt như tấm tấm lợp lấy sáng Polycarbonate là vật liệu rất phù hợp.
kiến trúc bền vững
Tấm lợp lấy sáng Polycarbonate đặc ruột
kiến trúc bền vững
Tấm lợp lấy sáng Polycarbonate trong suốt, nhiều màu sắc
kiến trúc bền vững
Tấm lợp lấy sáng Polycarbonate rỗng ruột

Ứng dụng của tấm lợp sáng Polycarbonate trong các công trình xây dựng

Trước đây, kính là vật liệu được sử dụng phổ biến cho các kiến trúc bền vững. Nhưng hiện nay, tấm lợp sáng Polycarbonate đã trở thành vật liệu bền vững thay thế tốt hơn cho kính vì:

Độ bền cao hơn so với kính

Tấm lợp sáng Polycarbonate có độ bền cao hơn nhiều so với kính, cụ thể:

  • Trong cùng độ dày, tấm lợp sáng Polycarbonate có thể chịu lực tốt hơn kính gấp 200 lần.
  • Trong điều kiện nhiệt độ từ -20°C đến 120°C, hầu như không thể phá vỡ tấm Polycarbonate.
  • Dưới tác động và va đập của ngoại lực, tấm lợp sáng Polycarbonate có khả năng chống chịu tốt hơn kính gấp nhiều lần.
  • Tấm lợp sáng Polycarbonate có tuổi thọ lên đến 20 năm và chất lượng truyền sáng vẫn rất tốt gần như ban đầu.
kiến trúc bền vững
Tấm lợp lấy sáng Polycarbonate rất bền dưới tác động của thời tiết

Ngoài ra, dùng tấm Polycarbonate còn rất tiết kiệm vì vật liệu này có khả năng tái sử dụng nhiều lần. Do đó, các loại tấm lợp lấy sáng Polycarbonate đặc hay rỗng dùng cho kiến trúc bền vững đều là lựa chọn thay thế hoàn hảo cho kính.

Sự linh hoạt của tấm Polycarbonate so với kính

Tất cả những vị trí sử dụng kính như mái hiên, tường ngăn cách,…đều có thể thay thế bằng tấm Polycarbonate. Vật liệu này còn có màu sắc linh hoạt như trong suốt, xanh lam, khói,… với hoa văn và nhiều hình dạng để bạn lựa chọn.

kiến trúc bền vững
Tấm Polycarbonate có khả năng sử dụng linh hoạt

Tùy thuộc vào vị trí sử dụng và yêu cầu thẩm mỹ của từng công trình mà bạn có thể chọn sử dụng tấm lợp lấy sáng Polycarbonate rỗng hay tấm Polycarbonate đặc. Có thể thấy, sự linh hoạt của vật liệu này cao hơn hẳn so với vật liệu kính.

Khả năng lấy sáng cả hai không gian bên trong và bên ngoài

Sử dụng tấm Polycarbonate sẽ giúp công trình nhận được đủ ánh sáng vào ban ngày, không cần tốn năng lượng cho các thiết bị chiếu sáng. Đồng thời, ánh sáng lấy từ bên ngoài công trình vào trong thông qua tấm Polycarbonate cũng không gây chói mắt, rất dễ chịu để sinh hoạt và làm việc.

kiến trúc bền vững
Khả năng lấy sáng của tấm tấm Polycarbonate rất tốt

Đặc biệt, tấm lợp lấy sáng Polycarbonate còn có khả năng chống nóng hiệu quả, rất phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam. Tính năng này không chỉ giúp môi trường sinh hoạt, làm việc thoải mái hơn, mà còn tiết kiệm năng lượng hiệu quả. Bạn có thể tìm hiểu thêm về top 5 loại tấm lợp lấy sáng cách nhiệt chống nóng tốt nhất 2024.

Trên đây chính là các thông tin về kiến trúc bền vững cho những ai chưa biết. Bên cạnh đó, vật liệu bền vững Polycarbonate cũng là vật liệu tốt nhất bạn nên sử dụng khi xây dựng theo xu hướng kiến trúc này.

Minh Phát hiện đang cung cấp đa dạng loại tấm lợp lấy sáng Polycarbonate với chất lượng tốt nhất. Nếu có nhu cầu tìm hiểu thêm sản phẩm này, bạn hãy liên hệ với Minh Phát qua hotline 096 757 7891 để nhận tư vấn và nhận báo giá tốt nhất thị trường!

0967.577.891