Mục lục
Trong thi công và xây dựng, dầm là một phần cực kỳ quan trọng và không thể thiếu trong mọi công trình. Dầm được chia thành 2 loại là dầm chính và dầm phụ. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người không hiểu rõ về hai khái niệm này. Vậy dầm chính dầm phụ là gì? Cùng Minh Phát tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Dầm là bộ phận nằm ngang giúp nâng đỡ các bộ phận phía trên trong kết cấu xây dựng
1. Hình dáng và cấu tạo dầm nhà
Dầm thường có cấu tạo hình chữ nhật hoặc hình vuông, có thể kê lên cột trong nhà ở hay công trình xây dựng. Dầm nhà sẽ được đặt nằm ngang hoặc nằm nghiêng, chịu tải trọng và nâng đỡ các bộ phận khác phía trên nó.
Sơ đồ hình dáng và kết cấu dầm nhà
2. Phân loại dầm nhà
2.1 Theo sơ đồ kết cấu
- Dầm đơn giản: Một nhịp chuyển từ cột này sang cột khác
- Dầm liên tục: Nhiều nhịp bằng nhau hoặc không bằng nhau
- Dầm có mút thừa
- Dầm console
Sơ đồ kết cấu chi tiết dầm CS
2.2 Theo công dụng
- Dầm sàn
- Dầm cầu
- Dầm cầu chạy
- Dầm cửa van
Thi công xây dựng dầm cầu thép
2.3 Theo hình dáng
- Dầm thép chữ I
- Dầm thép chữ U
- Dầm thép chữ V
- Dầm thép chữ H
- Dầm thép chữ L
- Dầm thép chữ Z
- Dầm thép chữ C
- Dầm chữ nhật
Sơ đồ chi tiết dầm thép chữ I
Xem thêm:
Bảng giá tấm nhựa thông minh polycarbonate chính hãng 2024
Top 5 loại tấm lợp lấy sáng chống nóng cách nhiệt tốt nhất 2024
Bảng giá tấm lợp mica & Kích Thước Chuẩn Rẻ Tốt Nhất Thị Trường 2024
3. Kích thước và khoảng cách dầm nhà
Khoảng cách của dầm nhà được tính toán dựa trên khoảng cách giữa các cột trong nhà. Ngoài yếu tố trên, kích thước và khoảng cách dầm nhà còn phụ thuộc vào các yếu tố như tải trọng, công năng và số tầng nhà.
Dầm nhà 2, 3 hay 4 tầng sẽ có kích thước về chiều cao (chiều dày) khác nhau. Về cơ bản, kích thước dầm nhà dân thường không chênh nhau quá nhiều và phụ thuộc vào số tầng nhà muốn xây dựng. Không riêng nhà phố mà hầu hết các loại nhà dân dụng khác đều áp dụng tương tự như vậy.
- Dầm nhà 2 tầng có chiều cao khoảng 30cm
- Dầm nhà 3 tầng có chiều cao khoảng 35cm
- Dầm nhà 4,5 tầng có chiều cao từ 35 đến 40cm
Chiều cao của dầm thường chịu ảnh hưởng từ chiều dài (nhịp dầm) nên gia chủ cần có sự tư vấn, giúp đỡ từ các kiến trúc sư có chuyên môn về thiết kế, thi công trong lĩnh vực này để hiểu rõ hơn.
4. Công dụng của dầm
Dầm là một cấu kiện chịu lực tốt, giúp nâng đỡ các cấu kiện khác như tường ngăn, tấm sàn và mái ở phía trên.
Dầm được phân thành 2 loại là dầm chính và dầm phụ. Dầm phụ có tác dụng chia nhỏ kích thước của tấm sàn, được gối lên dầm chính hoặc để làm giằng vuông góc với hai đầu dầm chính.
Dầm bê tông cốt thép là cấu kiện có khả năng chịu uốn và chịu nén. Tuy nhiên khả năng chịu nén của dần thấp hơn so với chịu uốn.
5. Dầm nhà theo phong thủy
Việc thiết kế dầm cho nhà ở, biệt thự hay bất kỳ cho công trình nào cũng phải đặt yếu tố an toàn và vững chắc lên hàng đầu, sau đó mới quan tâm đến yếu tố phong thủy. Do đó, việc tư vấn xây dựng rất quan trọng khi thiết kế nhà ở. Có nhiều vị trí đặt dầm nhà (dầm ngang) không tốt mà bạn cần lưu ý như:
- Không đặt dầm bên trên giường ngủ: Dầm ngang ở phía trên giường ngủ được coi là huyền trâm sát, đây là cung rất xấu khiến gia chủ tổn nhân khẩu. Về lâu về dài, dầm ngang khiến gia chủ cảm thấy nặng nề, bị đè nén, luôn trong trạng thái uể oải và mệt mỏi.
- Tránh đặt dầm trên bếp và bàn ăn: Bàn ăn hoặc bếp bố trí ở bên dưới dầm ngang sẽ mất đi may mắn của gia chủ, gây ra cảm giác ức chế, khó chịu .Ngoài ra, gia đình sẽ luôn gặp các vấn đề về kinh tế, tiền bạc, tài chính.
- Tránh đặt bàn học hoặc bàn làm việc dưới dầm ngang: Đặt dầm ngang dưới bàn học hoặc bàn làm việc mang đến cảm giác mất tập trung, trì trệ, ngăn cản sự sáng tạo và tư duy của người học và người làm việc.
- Không được đặt bàn thờ dưới dầm ngang: Đặt bàn thờ dưới dầm ngang sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tài lộc của gia đình gia, cuộc sống gặp nhiều bất lợi, khó khăn, ảnh hưởng đến sức khỏe, kinh tế, hạnh phúc gia đình.
Các cách hóa giải dầm nhà như sau:
- Nếu trần nhà cao có thể dùng thêm 1 lớp trần giả lót phía dưới xà nhà để che đi phần xà ngang phía trên
- Thay đổi màu sắc xà ngang bằng cách sơn màu cho xà, hãy dùng màu sáng để hóa giải bớt sát khí trong xà nhà
- Sử dụng các bóng đèn tròn lắp phía dưới dầm xà nhà, hoặc có thể dùng đèn sáng hắt ngược lên trên dầm nhà để cảm giác như chúng được nâng cao lên, không bị đè nén trong ngôi nhà.
- Dùng các đồ trang trí nhỏ xinh và có màu sắc tươi sáng lên dầm nhà để làm dầm sáng lên, làm giảm sát khí cũng như ảnh hưởng không tốt đối với gia chủ.
Các loại la phông trần nhà đẹp và được nhiều người ưa chuộng 2024
6. Sự khác nhau giữa dầm chính và dầm phụ
Dầm chính là cấu kiện truyền lực của sàn lên cột, đi qua cột và vách. Còn dầm phụ là cấu kiện chịu uốn, xoắn và không đi qua cột. Dầm phụ nằm trên dầm chính, khoảng cách từ cột này sang đến cột kia là 1 nhịp thì thanh nằm ngang chắn giữa nhịp đó chính là dầm chính.
Mỗi bộ phận trong kết cấu đều liên hệ chặt chẽ với nhau. Sàn truyền lực vào dầm, dầm phụ truyền lực xuống dầm chính, dầm chính truyền xuống cột, cột truyền lực xuống móng và cuối cùng móng truyền lực xuống nền đất. Dầm chính thường là dầm nối từ cột qua cột, dầm phụ nối từ dầm qua dầm.
Phân biệt dầm chính và dầm phụ
7. Hệ dầm
Hệ dầm là kết cấu không gian của dầm chính và dầm phụ, được bố trí thẳng góc nhau. Có 3 hệ dầm gồm: Hệ dầm đơn giản, hệ dầm phổ thông và hệ dầm phức tạp.
7.1. Hệ dầm đơn giản
Đây là hệ thống dầm được bố trí song song với cạnh ngắn ô sàn, trong đó bản sàn làm nhiệm vụ là bản kê hai cạnh.
7.2. Hệ dầm phổ thông
Hệ dầm phổ thông là hệ dầm mà gồm hai hệ thống dầm đặt vuông góc với nhau và song song với hai cạnh ô bản. Trong đó, bản sàn làm nhiệm vụ là bản kê bốn cạnh.
7.3. Hệ dầm phức tạp
Hệ dầm phức tạp được sử dụng khi sàn nhà chịu tải trọng q>3000 daN/m2. Các dầm này được liên kết với nhau theo 3 cách:
- Liên kết chồng: Sử dụng để làm tăng chiều cao kiến trúc hệ sàn, các bản sàn kê lên hai cạnh nên khả năng chịu lực không cao
- Liên kết bề mặt: Dùng để giảm chiều cao kiến trúc hệ sàn hoặc tăng chiều cao dầm. Các bản sàn được kê lên bốn cạnh nên độ cứng và khả năng chịu lực sẽ cao hơn.
- Liên kết thấp: Các bản sàn được kê lên hai cạnh nên độ cứng và khả năng chịu lực rất thấp.
8. Kinh nghiệm bố trí thép dầm
8.1. Đường kính cốt thép dầm dọc
Đường kính cốt thép dầm dọc dao động khoảng 12- 25 mm. Đặc biệt, dầm chính có thể chọn đường kính lên đến 32mm, không nên chọn đường kính lớn hơn 1/10 bề rộng dầm. Không chọn dầm nhiều hơn 3 loại đường kính khác nhau để tránh xung đột về độ chịu lực, ảnh hưởng đến quá trình thi công.
Bảng kiểm tra diện tích và trọng lượng cốt thép
8.2. Lớp bảo vệ cốt thép dầm
Lớp bảo vệ cốt thép chịu lực (C1) và lớp bảo vệ cốt thép đai (C2) là hoàn toàn khác nhau, chiều dày của lớp bảo vệ C không được nhỏ hơn đường kính cốt thép và giá trị Co theo quy định sau:
- Cốt thép chịu lực: Bản và tường chiều dày từ 100m trở xuống thì có Co=10mm – 15mm. Chiều dày lớn hơn 100mm thì Co=15mm – 20mm. Dầm và sườn có chiều cao nhỏ hơn 250mm thì Co=15mm (20mm), còn từ 250mm trở lên thì có Co= 20mm (25mm).
- Cốt thép cấu tạo và cốt thép đai: Chiều cao tiết diện nhỏ hơn 250mm thì Co=10mm (15mm), từ 250mm trở lên thì có Co= 15mm (20mm).
10+ loại vật liệu làm tấm lợp mái nhà mỏng nhẹ, chống nóng tốt
8.3. Điều kiện khoảng hở của cốt thép dầm
Khoảng hở giữa hai mép cốt thép phải lớn hơn hoặc bằng so với đường kính cốt thép lớn và trị số to. Nếu đặt cốt thép thành hai hàng, các hàng phía trên có trị số to=50mm. Khi đặt cốt thép thành nhiều hàng trong mỗi vùng, không được đặt cốt thép ở hàng trên vào các khe hở ở hàng dưới.
8.4. Giao nhau của cốt thép dầm
Khi cốt thép đặt vào phần bên trên dầm thành hai hàng, bạn phải đặt chúng cách xa ra để cho cốt thép phía trên của dầm chính được đặt vào khoảng giữa của hai hàng đó.
Giao nhau giữa dầm sàn và dầm chính
8.5. Nguyên tắc đặt cốt thép dầm theo phương dọc
- Trong vùng momen âm, cốt thép dọc chịu kéo As được đặt ở phía trên còn vùng momen dương đặt ở phía dưới.
- Nên giảm bớt cốt thép ở vùng xa tiết diện bằng cách cắt bớt hoặc uốn chuyển vùng để giảm chi phí nhưng vẫn đảm bảo khả năng chịu lực tốt.
- Cốt thép cần được neo chắc chắn ở đầu mỗi thanh.
- Dọc trục dầm, cốt thép chịu lực ở phía trên và phía dưới nên được đặt một cách độc lập hoặc phối hợp.
Đặt cốt thép phối hợp
Đặt cốt thép độc lập
9. Sàn không dầm và ứng dụng của sàn trong xây dựng
9.1. Sàn không dầm là gì?
Sàn bê tông không dầm (hay sàn bê tông phẳng) là loại sàn không cần sử dụng đến các thanh dầm ngang dọc, sàn liên kết trực tiếp với hệ cột trục đỡ của công trình. Vì vậy, sàn không dầm tạo ra được rất nhiều ưu thế riêng về đặc tính kỹ thuật.
Sàn không dầm có nhiều ưu điểm vượt trội so với sàn truyền thống trước đây
9.2. Sự ra đời của sàn không dầm
Cùng với sự phát triển của công nghệ vật liệu và các quan điểm kiến trúc phù hợp với từng thời kỳ. Vào những giai đoạn gần đây, công nghệ thi công sàn bê tông mới ra đời. Việc phát triển nhằm thay đổi hình thức kết cấu cơ bản về cột dầm sàn sang các loại kết cấu dầm mới cải tiến hơn, kế thừa những phương thức tính toán sàn theo lý thuyết trước đây để thay thế những vùng sàn không chịu lực bằng các loại vật liệu tái chế, xem xét tải trọng tác dụng lên sàn để đưa ra phương án làm giảm nhẹ tác dụng đó,… Từ đó những công nghệ sàn bê tông không dầm vẫn đảm bảo được các yêu cầu về ổn định của kết cấu và khả năng chịu lực tốt.
9.3. Cấu tạo của sàn bê tông không dầm
Sàn không dầm có cấu trúc khá đơn giản, gồm tấm thép lưới trên, bóng hoặc hộp rộng được làm từ các nhựa tái chế, tấm thép lưới ở dưới.
Hệ sàn này là sàn rỗng làm việc theo hai phương, được tổng hợp nhờ vào sự liên kết trực tiếp giữa các khối rỗng và thép.Trong khi đó, bóng và hình hộp (vật liệu rỗng) có vai trò làm giảm bớt đi lượng bê tông cốt thép không cần thiết cho toàn bộ kết cấu sàn.
Sàn bê tông không dầm có cấu trúc khá đơn giản
9.4. Ưu, nhược điểm của sàn bê tông không dầm
Ưu điểm:
- Khả năng chịu lực tốt và giúp giảm tải trọng xuống móng
- Linh hoạt trong thiết kế
- Thi công sàn bê tông không dầm làm giảm toàn bộ hệ thống cốp pha dầm chính và dầm phụ nên thi công nhanh hơn và dễ dàng hơn
- Việc loại bỏ phần bê tông ở giữa của tiết diện sàn làm giảm thiểu tác động đến môi trường nhờ giảm thiểu sử dụng tài nguyên và các yếu tố phát sinh trong quá trình thi công.
Nhược điểm:
- Việc tính toán, xây dựng nên phương án chịu lực của sàn bê tông không dầm khá phức tạp và đòi hỏi kết cấu phải được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo chất lượng sàn.
- Đẩy nổi: Trong quá trình đổ bê tông phải kiểm soát được chất lượng của cốp pha nếu không sẽ xảy ra xô lệch bóng hoặc đẩy nổi sàn. Điều này làm cho chiều dày của sàn tăng lên, lớp bảo vệ bê tông cố định quả bóng mỏng và gây ảnh hưởng đến kết cấu của công trình.
- Rỗ đáy: Khi tháo ván khuôn sẽ có một vài vị trí nhìn thấy đáy quả bóng, làm ảnh hưởng đến chất lượng sàn và gây mất thẩm mỹ cho công trình
- Có nhiều chi tiết phụ cần xây thêm để hỗ trợ khả năng chịu lực của dầm, vì vậy dù đã giảm số lượng vật liệu làm sàn vẫn tốn chi phí cao hơn.
Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc dầm chính dầm phụ là gì, cách phân biệt dầm chính, dầm phụ trong thi công, xây dựng. Minh Phát hy vọng bạn đã có thêm kiến thức hữu ích để hiểu rõ và áp dụng dầm nhà phù hợp với công trình của mình.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Showroom: 2961 Quốc Lộ 1A Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, TPHCM
Kho hàng: Ngã tư Bà Điểm – Huyện Hóc Môn – TPHCM
Nhà máy: Hà Nội
Điện thoại: 096 757 7891 (Ms. Linh) – 0966 337 891 (Ms.Tư)
Email: linh.nguyen@minhphatpc.vn
Website: https://minhphatpc.vn
Xem thêm:
Bài cúng đổ mái nhà, văn khấn lễ cúng cất nóc nhà mang lại tài lộc
Chi phí xây dựng quán cafe sân vườn khoảng bao nhiêu?
Bảng giá tôn lấy sáng ưu đãi mới nhất 2024